LOA FULL LÀ GÌ? NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ LOA FULL?
LOA FULL LÀ GÌ? NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ LOA FULL?
1. Loa full là gì?
Loa full, loa toàn dải hay full range là tên gọi chung cho tất cả các dòng loa karaoke, loa sự kiện sân khấu – hội trường… Là dòng loa có cấu tạo 1 thùng loa và phát ra được 3 dải trầm, trung, cao. Trên thị trường hiện nay có các dòng loa full phổ biến: loa full đơn, loa full đôi.
Thực tế cho thấy một dàn âm thanh sẽ được xây dựng từ nhiều loại loa, mỗi thiết bị sẽ đảm nhận vai trò tái tạo các âm thanh có tần số khác nhau. Chẳng hạn như loa siêu trầm chỉ phụ trách các âm có tần số thấp, loa trung sẽ đảm nhận tái tạo âm thanh của giọng hát. Tuy nhiên đối với loa full có thể đảm nhiệm việc tái tạo âm thanh ở nhiều tần số khác nhau. Chúng ta sẽ đi tìm hiểu sâu thêm về loa full và những điều cần biết về loa full như thế nào nhé:
2. Những điều cần biết về loa full
Cấu tạo của loa full gồm nhiều Drivers như sau:
Loa Tweeters (Treble Driver): Hệ thống loa full đạt chuẩn sẽ thường có một chiếc loa tweeters để chịu trách nhiệm việc tạo ra các tín hiệu ở tần số cao với dải tần lên đến 2000 Hz – 20000 Hz và cao hơn. Nó là thành phần có kích thước nhỏ nhất của loa full và có hình dáng như một mái vòm nhỏ, một hình chữ nhật…được bảo vệ bằng tấm màng lưới.
Trình điều khiển âm trung (Midrange Driver): Trong loa full, trình điều khiển âm trung (gọi là Midrange Driver) có chức năng tái tạo tần số từ 300 – 2000Hz , đây là tần số mà giọng của người nói được nghe một cách rõ ràng nhất, nó cũng có trách nhiệm tạo ra âm thanh do các nhạc cụ tạo ra khi phối hợp. Trình điều khiển âm trung này thường được làm bằng chất liệu giấy và có dạng hình nón.
Trình điều khiển âm trầm (Bass Driver): Trình điều khiển âm trầm đảm nhiệm tái tạo các tần số thấp nhất trong khoảng từ 40 – 300Hz . Là nơi bạn nghe được những nốt nhạc chính xác tạo ra từ các nhạc cụ dàn bass, guitar bass và trống kick. Nó thường được làm bằng giấy và là thành phần quan trọng để kết hợp với trình điều khiển tầm trung trong loa full để tạo thành các âm thanh nổi hoàn hảo và các âm trầm tròn tiếng, mạnh mẽ khi phát ra.
Ưu điểm của loa full
Tính đồng bộ của âm thanh: Do tín hiệu âm thanh không phải qua bộ xử lý phân tần để chia ra các loa siêu trầm, các loa con phụ trách âm trầm, âm trung và âm cao, nên âm thanh hoàn toàn không bị lệch pha (phase) nhau, do đó tín hiệu được tái tạo lại đảm bảo đồng bộ và trung thực nhất.
Công suất lớn: Hầu hết các dòng loa full đều được nhà sản xuất trang bị mức công suất lớn nên đông đảo người dùng lựa chọn để sử dụng trong các dàn karaoke chuyên nghiệp, đặc biệt là tại các phòng karaoke kinh doanh.
Âm thanh mạnh mẽ: Loa full hoạt động theo nguyên lý Point Source nên âm thanh đầu ra cực kỳ chất lượng. Màng loa được chế tác từ giấy rất nhẹ, hoặc màng carbon không sử dụng linh kiện LCR ở phân tần do vậy sẽ không làm giảm tín hiệu.
Chất âm liền mạch: Do tín hiệu âm thanh không phải qua bộ xử lý phân tần để chia ra các loa siêu trầm, các loa con phụ trách âm trầm, âm trung và âm cao, nên âm thanh hoàn toàn không bị lệch pha (phase) nhau, vì vậy tín hiệu được tái tạo lại đảm bảo đồng bộ và chân thực nhất.
Độ nhạy cao: Thiết kế với độ nhạy cao mang đến cho loa toàn dải khả năng tái tạo âm thanh ở dải tần trung và cao giúp người dùng được thưởng thức những bản nhạc với chất lượng âm thanh hoàn hảo.
Trung âm đặc biệt: Loa full tái tạo tốt những âm trung với “độ mở không gian” tốt hơn hẳn các dòng loa khác, nếu phối hợp với ván hở sẽ mang lại âm thanh tự nhiên nhất, chân thực nhất. Cũng vì lý do này nên loa toàn dải không phù hợp để trong những thùng kín hay kiểu thùng reflex, loa kèn,… bởi âm thanh sẽ bị om và nghe không được thoải mái, nặng hơn thì giống ca sĩ chui đầu vào trong lu hát vọng ra ngoài.
Dễ dàng lắp đặt, vận chuyển: Vì cả hệ thống chỉ gồm một loa (loa full đơn) hoặc hai loa (loa full đôi) nên rất dễ dàng trong việc vận chuyển cũng như lắp đặt, set up trong không gian giải trí.
Nhược điểm của loa full
Giá thành cao: Hiện tại, giá thành loa toàn dải của các thương hiệu nổi tiếng vẫn còn khá cao, nên các dàn karaoke gia đình hoặc các hệ thống âm thanh hội trường, sân khấu nhỏ vẫn chưa có nhiều cơ hội tiếp cận
Độ phủ của âm thanh không được rộng: Do chỉ sử dụng một loa để đảm nhận chức năng tái tạo lại toàn bộ dải âm thanh nên tần số đáp ứng của loa sẽ không thể rộng bằng việc sử dụng nhiều loa đảm trách các phạm vi tần số khác nhau của âm thanh.
Méo biên độ và tần số: Do phát âm trung 1 nón nên biên độ, tần số âm thanh phát ra bị méo. Khắc phục bằng cách thêm LCR nhưng lại làm giảm độ nhạy của loa.
Ứng dụng loa full trong hệ thống âm thanh
Với đặc điểm nổi bật của loa full là khả năng thể hiện trung âm. Giọng hát của ca sĩ hoặc nhạc cụ hoà tấu khi nghe qua loa full dương như nổi bật hẳn lên, người nghe như cảm thấy độ “dày” của trung âm. Độ nhạy cao giúp cho loa full dễ dàng thể hiện các chi tiết của bản nhạc mà ta không dễ dàng bắt gặp ở các loa khác. Khi nghe loa full, ngoài nhạc cụ hay giọng hát chính, âm thanh của các nhạc cụ khác trong ban nhạc dường như hiện diện rõ ràng hơn, được định vị chính xác, tạo cho người nghe cảm nhận rất thú vị. Với những đặc tính kỹ thuật riêng biệt, âm thanh của loa full rất chi tiết và sống động ở dải trung và trung trầm, tiếng treble mảnh và mềm mại, tiếng trầm nhanh và nhẹ, nghe lâu không thấy mệt.
Khi phối ghép với những ampil đèn SET, âm thanh của loa toàn dải rất có nhạc tính, dễ dàng truyền tải tinh thần bản nhạc tới người nghe. Vì những đặc điểm trên, loa full rất phù hợp với dòng nhạc Jazz, Acousstic, giọng hát hoặc nhạc hoà tấu thính phòng với số lượng nhạc cụ vừa phải. Do những hạn chế về dải tần và khả năng thể hiện âm trầm, nên dòng loa này sẽ không phù hợp nhạc pop, rock sôi động hoặc khi bạn muốn nghe những bản giao hưởng hoàng tráng.
AudioHome Việt Nam là công ty nhập khẩu và phân phối các thương hiệu âm thanh công suất lớn hàng đầu trên thế giới. Nếu bạn có nhu cầu muốn trải nghiệm chất âm của các mã loa full từ các thương hiệu loa hàng đầu thế giới quý khách hàng hãy liên hệ hotline để được tư vấn nhanh nhất hoặc đến trực tiếp showroom để trải nghiệm chất âm thực tế.