Những thông số loa karaoke bạn cần quan tâm
Những thông số loa karaoke bạn cần quan tâm
Để có thể chọn mua loa karaoke phù hợp với nhu cầu sử dụng của riêng mình, bạn cần hiểu rõ về các thông số kỹ thuật của loa. Trong bài viết này AudioHome sẽ giải thích ý nghĩa các thông số kỹ thuật thường gặp để bạn dễ dàng chọn được một cặp loa ưng ý nhé.
1. Kích thước của loa karaoke
Thông thường người ta thường đo đường kính của loa bass, sử dụng đơn vị Inch đặc trưng cho thông số này. Hoặc có thể chúng ta thường nghe người ta sử dụng những từ chuyên môn hơn như loa 3 tấc (12 inch) hay loa 4 tấc (15 inch).
Hầu hết, loa to và nặng cho chất lượng âm thanh tốt hơn loa nhỏ, nhẹ. Loa con càng lớn tạo càng nhiều tiếng bass hơn, âm thanh mạnh mẽ hơn, nhưng độ lớn thùng loa và ma trận bên trong cũng là yếu tố quyết định đến chất lượng/số lượng bass.
2. Độ nhạy của loa karaoke
Độ nhạy của loa có đơn vị đo là dB/watt/m (với loa có trở kháng 8 ohm). Đây là trường thông số hơi khó hiểu một chút, mình sẽ lấy ví dụ để các bạn có thể dễ hiểu hơn: Một loa karaoke có độ nhạy là 90dB, công suất đầu vào là 1W vậy nghĩa là với vị trí cách loa 1m thì loa sẽ phát ra âm thanh có cường độ là 90dB.
Thông số này đặc biệt quan trọng giúp bạn có thể căn cứ vào nó để chọn amplifier phối ghép trong hệ thống âm thanh của mình. Có một công thức dễ nhớ là công suất amplifier gấp 10 lần, mức cường độ âm tăng 10 dB và âm thanh sẽ lớn gấp đôi. Độ nhạy là một thông số phản ánh âm lượng có thể đạt được của một loa với công suất của một amplifier cụ thể mà không ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh.
3. Trở kháng của loa karaoke
Trở kháng cũng là một yếu tố kỹ thuật bạn cần quan tâm để phối ghép loa và amplifier, hạn chế tối đa các tình huống xấu ảnh hưởng làm cháy mạch amplifier khi phối ghép sai. Thông thường loa ở mức kết nối 6-8 Ohm bạn sẽ không phải lo lắng, nhưng nếu ở mức 4 Ohm sẽ cần lưu ý một số điểm. Nguyên nhân là do các dòng loa trở kháng thấp yêu cầu dòng điện lớn hơn rất nhiều so với các loại loa khác khi chơi ở âm lượng cao, dẫn đến nguy cơ cháy các mạch trong amplifier. Sử dụng loa ở mức 4-6-8 Ohm đều được, nhưng quan trọng cần chú ý đến chất lượng amplifier bạn sử dụng để tránh các trường hợp hư hỏng xảy ra.
4. Công suất cực đại của loa karaoke
Thông số này cho người sử dụng biết được giới hạn tối đa mà amplifier có thể làm hỏng loa khi sử dụng loa ở công suất này, chứ không phải là gợi ý để người dùng chọn mua amplifier phù hợp. Các amplifer karaoke lớn vẫn hoạt động bình thường, bạn chỉ cần chú ý khi sử dụng amplifer công suất lớn là duy trì ở mức âm lượng không quá lớn, phù hợp với loa.
5. Đáp tuyến tần số của loa karaoke
Con số này hiện nay hầu hết ở các loa đều được thể hiện là từ 20Hz-20kHz trong ngưỡng nghe của con người, nhưng thực tế không nhiều bộ loa làm được điều này. Bạn có thể trang bị thêm loa sub để bổ sung thêm về dải âm trầm cho bộ loa của mình khi cần. Tùy theo mục đích sử dụng mà bạn có thể yêu cầu, chọn loa mạnh ở dài tần cụ thể như mid, treble hay bass, nhưng về mặt tổng thể dàn âm thanh cần thể hiện được trọn dải tần như kể trên để mang lại trải nghiệm tốt nhất.