Trở kháng loa là gì? Những điều cần biết về trở kháng loa

Audio Home Việt Nam 2 năm trước 210 lượt xem

Trở kháng loa là gì? Những điều cần biết về trở kháng loa

     

    Trở kháng loa là gì? Những điều cần biết về trở kháng loa


    Trở kháng loa là một thuật ngữ âm thanh mà được nhắc tới khá nhiều và là một trong những yếu tố quyết định chọn thiết bị âm thanh. Tuy nhiên không phải ai cũng biết đến thuật ngữ này. Trong bài viết này chúng tôi sẽ đề cập đến trở kháng loa và những điều cần biết về trở kháng loa . Cùng theo dõi trong bài viết này nhé!

    Nội dung chính


    Trở kháng loa là gì?
    Trở kháng loa là một đại lượng vật lý đặc trưng của mạch điện khi có hiệu điện thế đặt vào, có tên gọi tiếng anh là Impedance. Trong vật lý trở kháng có thể coi là điện trở của dòng điện, ký hiệu bằng Z và đo bằng Ω (ohm). Tuy nhiên trở kháng có khái niệm rộng hơn điện trở vì có thể áp dụng cho dòng điện 1 chiều và xoay chiều.

    Công thức tính trở kháng tổng quát được áp dụng:

     Z = R + X

    Trong đó:

    R là điện trở ( Resistance)
    X là điện ứng (Reactance)
    Trở kháng loa hướng dẫn cách tính chuẩn nhất
    Việc tính trở kháng loa chính xác cho loa giúp cho chúng ta có thể lựa chọn được thiết bị cho dàn âm thanh một cách chuẩn nhất. Ví dụ khi chọn Amplifier có trở kháng lớn hơn tổng trở kháng loa của dàn loa sẽ rất dễ  khiến amplifier bị rè hoặc nặng hơn là gặp trục trặc cháy nổ. Theo đó chỉ quan tâm đến công suất của thiết bị là chưa đủ mà chúng ta cần quan tâm đến các thông số khác.

    Công thức tính trở kháng loa dàn loa như sau:

    Loa nối tiếp: Z = Z1 + Z2 =…= Zn
    Loa song song: 1/Z = 1/Z1 + 1/Z2 +…+ 1/Zn
    Hiện nay các thiết bị loa được sản xuất với mức trở kháng là 4Ω, 6Ω hoặc 8Ω. Tùy thuộc vào cách đấu nối khác nhau mà chúng ta sẽ có thể tính phù hợp.

    Kết nối loa có trở kháng loa thấp
    Loa có trở kháng loa thấp được ứng dụng nhiều trong các dàn loa sân khấu, hội trường, đám cưới, sự kiện. Trị số trở kháng loa thường được dùng trong các trường hợp này là 8Ω, 12Ω hay 16Ω.

    Đối với trường hơp này bạn cần thiết kế sao cho tổng trở vào lớn hơn tổng trở ra của amplifier. Ngược lại nếu bạn để cho tổng trở kháng loa ra lớn hơn sẽ khiến cho hệ thống thiết bị hoạt động không ổn định và thiết bị trong dàn không thực hiện đúng chức năng của nó.

    Với cách kết nối này thường được sử dụng cho các dàn loa công suất lớn. Chính vì thế khi kết nối bạn cần kết nối ở khoảng cách gần để đảm bảo rằng dây không bị nóng lên nhanh chóng và hiệu quả hoạt động được đảm bảo.

    Kết nối loa có trở kháng loa cao
    Loa có trở kháng loa cao được áp dụng cho các hệ thống âm thanh công cộng, đáp ứng một không gian rộng như trường học, bệnh viện… Những hệ thống loa này cần một lượng dân dẫn kết nối lớn.

    Để sử dụng dòng loa này bạn cần sử dụng thêm biến áp đi cùng với các loa. Theo đó mỗi loa sẽ có thể điều chỉnh được mức công suất phù hợp với từng mục đích sử dụng.

    Trở kháng loa

    Chọn trở kháng loa như thế nào phù hợp với dàn âm thanh
    Khi chọn thiết bị loa cho toàn hệ thống âm thanh thì bạn cần chú ý đảm bảo rằng tổng trở sau khi kết nối loa không được nhỏ hơn tổng trở của amplifier. Điều này là tối kỵ và gây ảnh hưởng đến toàn bộ thiết bị trong dàn. Điều này có thể giải thích như sau: Công suất P=U x U/R, theo đó R càng nhỏ thì P càng lớn. Như vậy nếu tổng trở loa nhỏ hơn tổng trở của amplifier sẽ khiến cho công suất loa tăng quá giới hạn gây cháy nổ thiết bị

    Theo như những nghiên cứu khác nhau thì công suất lý tưởng củ amplifier gấp đôi công suất trung bình của loa chính là cách chọn tốt nhất, đảm bảo được chất lượng âm thanh tốt nhất. tránh bị méo tiếng.

    * Với trường hợp loa sử dụng là loa siêu trầm thì bạn cần chú ý:

    Chú ý đến 2 thông số: đáp tuyến tần số và thông số kiểm soát âm trầm
    Tần số của Amply phải lớn hơn 20Hz và thông số kiểm soát phải lớn hơn 400
    Trên đây là những thông tin cơ bản nhất mà chúng tôi cung cấp cho các bạn về trở kháng  của loa. Hi vọng rằng những thông tin trên sẽ thực sự hữu ích với các bạn. Chúc các bạn có thể chọn được dàn âm thanh tốt nhất đáp ứng yêu cầu hoạt động.

    Bạn đọc xem nhiều